KẾT NỐI TÌNH BẠN OMIAI VIỆT-NHẬT [お見合い結婚]

Ở Nhật Bản, dịch vụ môi giới hôn nhân được pháp luật cho phép hoạt động như một ngành nghề hợp pháp. Hơn nữa để thúc đẩy sự già hóa dân số, người trẻ ngại kết hôn vì những nguyên nhân xã hội và yêu cầu cao từ đối tác, nên ngành nghề Mai mối hôn nhân ở Nhật bản là một trong các ngành nghề hot.

Omiai (お見合い) – Xem mắt ( Mai mối) là một phong tục truyền thống của Nhật Bản, khi người nữ và người nam được giới thiệu để gặp mặt nhau với mục tiêu cuối cùng là đi đến hôn nhân. Thỉnh thoảng, cụm từ Omiai thường được chuyển nghĩa là “hôn nhân sắp đặt”, tuy nhiên chính xác hơn, nó là một cơ hội gặp gỡ để cặp đôi cân nhắc thận trọng về quyết định kết hôn trong tương lai.

Người trẻ Nhật Bản ngày càng ít dành thời gian cho việc yêu đương, tìm hiểu lẫn nhau nên hẹn hò qua mạng đang dần chiếm ưu thế nhiều hơn.

Những người Nhật độc thân thường than vãn rằng họ chưa từng có cơ hội “xem mắt” bao giờ, hay nói cách khác, nếu chỉ cứ sống một cuộc sống “bình thường” thì khó lòng có thể kiếm cho mình bất kỳ cuộc gặp định mệnh nào cả. Một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó chính là sự phát triển thần tốc của mạng Internet, chúng khiến cho sự tương tác giữa người với người dần trở nên ít đi so với trước đây. Ngoài ra, ở Nhật, người ta rất chuộng việc kết hôn với đồng nghiệp cùng cơ quan, tuy nhiên với tình hình làm việc online hiện tại, khiến cho việc tìm kiếm “đối tác hôn nhân” cùng cơ quan nay lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, ngày càng có nhiều người dành nhiều thời gian, tiền bạc để tìm kiếm “người bạn đời” của mình.

Hotline giải đáp tư vấn: 0965 755 152 

Hẹn hò tại Nhật Bản : Ai sẽ là người trả tiền?

Hãy nói đôi chút về những gì sẽ xảy ra nếu bạn tìm được người bạn đời lý tưởng của mình.

Một trong những vấn đề nhức nhối gây tranh cãi nhất khi hẹn hò đó chính là “Trả tiền khi đi hẹn hò”.

Theo một cuộc khảo sát về “phí hẹn hò” được tiến hành bởi công ty Leading Teach, thì chi phí hẹn hò trung bình sẽ vào khoảng 6.805 yên với đối tượng là nam giới và đối với phụ nữ sẽ ít hơn khoảng 2.612 yên. “Cánh mày râu” có xu hướng sẽ trả nhiều hơn cho những buổi hẹn hò.

Và cũng theo cuộc khảo sát trên, có khoảng 50% số người khảo sát cho rằng “đàn ông nên trả nhiều hơn cho những buổi hẹn hò”. 17,8% người được hỏi cho rằng nam giới nên là người trả hết toàn bộ chi phí trên, và 30,1% những người cho rằng nên chia hóa đơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào những phản hồi của từng giai đoạn thế hệ khác nhau, thì thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng chia hóa đơn trong những buổi hẹn hò. 

Thực trạng hôn nhân của Nhật Bản

Sau khi tìm hiểu và hẹn hò với đối tượng ưng ý, cả hai sẽ tiến tới hôn nhân, các sự kiện quan trọng như lễ cưới hay tuần trăng mật là những thứ không thể thiếu trong giai đoạn này. Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đôi nét về những đặc điểm nổi bật của các sự kiện quan trọng này ở Nhật Bản.

Lễ cưới 

Cũng như nhiều quốc gia khác, người Nhật xem lễ cưới là một sự kiện vô cùng quan trọng.

Tại Nhật có hai từ điển hình liên quan đến lễ cưới đó chính là: “Hadekon” (派 手 婚) và “Jimikon” (地 味 婚). Hadekon, là một từ ám chỉ về một tiệc cưới hào nhoáng, với quy mô tổ chức hoành tráng. Bạn có thể thuê nhà hàng hay đặt trước các địa điểm tổ chức tiệc tại các khách sạn, với số lượng khách mời lớn như là đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân đến tham dự và chiêu đãi tiệc. 

Trái lại với một đám cưới linh đình, náo nhiệt, Jimikon lại là một lễ cưới đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, chỉ mời giới hạn một số lượng nhỏ khách mời như là các thành viên trong gia đình. 

Theo một cuộc khảo sát của Recruit(2021), số lượng khách mời tham gia lễ cưới trung bình sẽ là 42 người và chi phí lễ cưới sẽ khoảng 2,92 triệu yên. 

Và một điểm thú vị là cô dâu chú rể sẽ không phải chịu toàn bộ chi phí đám cưới gần 3 triệu yên. Tại Nhật Bản, theo như phong tục, những khách mời tham gia lễ cưới sẽ tặng cho cô dâu và chú rể một món quà, thường được gọi là “Goshugi-tiền mừng cưới” (ご 祝 儀), họ sẽ dùng số “tiền mừng cưới” này để chi trả cho những khoản chi của buổi lễ.

Số tiền trong Goshugi sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ thân thiết của khách mời với cô dâu và chú rể. Đối với bạn bè thông thường sẽ khoản 30,000 yên, đối với cấp trên của cô dâu hoặc chú rể sẽ từ 50,000 trở lên. 

Một điều đáng lưu ý đó chính là số tiền mừng cưới Goshugi phải bắt đầu bằng con số lẻ đấy nhé, chẳng hạn như 30,000 yên hoặc 50,000 yên. Vì có quan niệm cho rằng” số lẻ sẽ không thể chia được, cũng giống như cô dâu chú rể sẽ không thể nào chia xa”. Nếu số tiền mừng bắt đầu bằng con số chẵn, chẳng hạn như 20,000 yên hoặc 40,000 yên, đây được xem như là một điều cấm kỵ đấy, vì nó ngụ ý rằng cô dâu và chú rể sẽ sớm chia lìa. 

 Tuần trăng mật 

Tuần trăng mật chính là một sự kiện quan trọng sau lễ cưới. Trước đại dịch Covid-19, Hawaii, Ý hay Maldives… là những địa điểm trăng mật nước ngoài lý tưởng của người Nhật, trong khi Hokkaido và Okinawa lại vô cùng phổ biến cho các chuyến trăng mật trong nước.

 

Đối với cô Dâu là người Việt thì thực tế có nhẹ nhàng hơn, quan trọng nhất là tình hình tài chính hiện tại của cặp đôi như thế nào, có đủ để chi trả cho những chi phí tổ chức hôn nhân đắt đỏ ở các thành phố của Nhật Bản hay không?

Nhiều cặp đôi được chúng tôi giới thiệu đã lựa chọn tổ chức ở Việt Nam, nơi có đầy đủ gia đình của cô dâu, chú rể Việt Nam. Chí phí tổ chức ở Việt Nam cũng hết sức hợp lý và quan trọng nhất là Lễ thành hôn được tổ chức ở Việt Nam cũng rất vui vẻ, náo nhiệt và không kém phần long trọng.

Chúng tôi sẵn sàng kết nối tình bạn cho Nam Nữ Việt với Nữ Nam Nhật để các bạn có thể làm bạn và trò chuyện nghiêm túc và tiến đến hôn nhân.

Liên hệ hotline: 0965 755 152 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *